Máy chiếu 3D
Máy chiếu 3D
14:53 - 12/11/2014
Những gì bạn cần để thưởng thức 3D màn ảnh rộng là một máy chiếu hỗ trợ 3D, máy tính để bàn nền tảng 3D của nVidia, nguồn phim/game 3D và kính 3D chuyên dụng.
Ứng dụng của màn hình tương tác vào giảng dạy 4.0
Edge Blending - Cùng tìm hiểu giải pháp ghép nhiều máy chiếu
Edge Blending - Cùng tìm hiểu giải pháp ghép máy chiếu
Phương pháp "Alternate-Frame Sequencing" với kính màn trậo chủ động |
Bộ kính xem 3D của nVidia |
Với công nghệ nVidia 3D Vision, bạn chỉ cần một máy chiếu DLP hỗ trợ 3D, màn chiếu thông thường và bộ “kit” nVidia 3D Vision gồm kính 3D công nghệ màn trập chủ động (active shutter glass), bộ phát tín hiệu đồng bộ không dây kết nối với máy tính bằng cáp USB. Công nghệ 3D Vision của nVidia sử dụng phương pháp hiển thị khung hình tuần tự (Alternate-Frame Sequencing).
Phương pháp này hiển thị tuần tự khung hình cho mỗi mắt: trước tiên khung hình dành cho mắt trái sẽ được hiển thị và sau đó đến khung hình dành cho mắt phải (khung hình lẻ 1-3-5 dành cho mắt trái, khung hình chẵn 2-4-6 dành cho mắt phải). Màn trập LCD với tốc độ 120 lần/giây của kính 3D sẽ thực hiện việc này bằng cách đóng/mở tuần tự từng mắt (60 lần/giây cho mỗi mắt).
Kính phân cực với hệ thống 2 máy chiếu phân cực |
Công nghệ 3D của hãng Texas Instruments cũng sử dụng một máy chiếu DLP 3D nhưng không cần đến thiết bị đồng bộ hồng ngoại. Kính 3D công nghệ màn trập chủ động được kết nối không dây tới máy chiếu mà không cần bất kỳ bộ phát tín hiệu hồng ngoại, hay thiết bị đồng bộ của một hãng nào khác. Vì các máy chiếu hỗ trợ công nghệ DLP 3D được tích hợp một hệ thống đồng bộ tín hiệu đặc biệt có tên DLP Link, đây là công nghệ riêng của hãng mà cho đến nay chúng tôi cũng chưa có tài liệu chi tiết.
Công nghệ DLP Link kết nối và đồng bộ giữa kính 3D với chip DLP trên máy chiếu. Chip DLP trên máy chiếu tạo ra đồng thời 2 hình ảnh trên màn chiếu để tạo hình ảnh 3 chiều khi xem qua kính.
Trong quá trình chuyển tiếp giữa 2 hình ảnh trên màn chiếu, chip DLP còn gửi tín hiệu giao tiếp được mã hóa xác định vùng đã được “quét” - white signal - đến kính để điều khiển đóng/mở tuần tự màn trập LCD của kính (khi hình ảnh trên mắt trái được hiển thị thì màn trập mắt phải sẽ đóng và ngược lại).
Quá trình này xảy ra với tốc độ cao (hơn 100 lần/giây) nên mắt thường gần như không thể nhận ra, và kết quả hình ảnh 3D vẫn hiển thị liền mạch.
Các máy chiếu với công nghệ DLP 3D Ready với kết nối DLP Link chỉ có thể kết hợp với kính 3D hỗ trợ DLP Link như Xpand X102, Odyssey Eyes3shut, kính CrystalEye 5 của hãng RealD.
Có nhiều công nghệ 3D khác nhau (ID: A1003_76) và mỗi công nghệ sử dụng một loại kính 3D tương ứng, tuy nhiên 2 công nghệ 3D được sử dụng chủ yếu là công nghệ 3D phân cực (Polarised) và công nghệ màn trập (LCD Shutter). Nếu như trước đây để xem 3D bạn phải đến rạp chiếu phim hay đầu tư một đầu phát Blu-ray 3D (ID: A1003_16), TV 3D (ID: A1001_79) hay LCD hỗ trợ 3D thì giờ đây chỉ với một chiếc máy chiếu 3D Ready, một bộ máy tính để bàn nền tảng nVidia 3D Vision (ID: A1001_68) và 1 màn chiếu thông thường, bạn có thể thưởng thức 3D trên màn ảnh rộng như ở rạp. Cấu hình máy tối thiểu để xem 3D: vi xử lý Intel Core 2 Duo hay AMD Athlon X2 trở lên, card đồ họa Geforce dòng 8000 trở lên, RAM 2GB, ổ cứng với dung lượng trống trên 100MB. Hệ điều hành Microsoft Windows Vista 32/64-bit hay Windows 7 32/64-bit. Các phần mềm hỗ trợ xem 3D trên máy tính: Cyberlink Power DVD 10 Mark II hỗ trợ xem Blu-ray 3D và chuyển đổi nội dung 2D thành 3D. Hai phần mềm nVidia 3D Vision Video Player, Stereoscopic Player hỗ trợ khá nhiều định dạng 3D (Monoscopic, Interlaced, Side by Side, Over/Under, Multi-View, SIS Attachment), tuy nhiên lại không hỗ trợ chuyển đổi nội dung 2D thành 3D. |
Theo PCWORLD